Đồ cổ Sứ Ký Kiểu và đồ Sứ Ngự Dụng
Ở bài viết này Chơi Cigar xin được giới thiệu về 2 dòng đồ sứ được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới cổ ngoạn của chúng ta đó là Đồ Ký Kiểu và Đồ Ngự Dụng , mình chỉ giới thiệu sơ qua để các Bạn nắm được khái niệm , vì có rất là nhiều thứ để nói về 2 dòng đồ này lên mình sẽ đi sâu vào từng dòng đồ ở những bài viết sau .
Dòng đồ Ký Kiểu
Đồ sứ ký kiểu là tên gọi của một nhóm hiện vật đồ sứ do người Việt Nam bao gồm vua, quan và cả thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề.
Dòng Đồ ký kiểu này được các nhà chuyên môn phân biệt theo triều đại
Đồ ký kiểu thời Hậu Lê (hay thời Trịnh – Nguyễn phân tranh): Trong đó, đồ sứ do các chúa Trịnh ký kiểu là những món đồ mang các hiệu đề: 內 府 侍 中 (Nội phủ thị trung), 內 府 侍 右 (Nội phủ thị hữu), 內 府 侍 東 (Nội phủ thị đông), 內 府 侍 南 (Nội phủ thị nam), 內 府 侍 北 (Nội phủ thị bắc), 內 府 侍 兑 (Nội phủ thị đoài) và 慶 春 侍 左 (Khánh xuân thị tả). Còn đồ sứ do chúa Nguyễn ký kiểu là những chiếc tô đề thơ của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) vẽ kèm phong cảnh minh họa những nội dung bài thơ đó. Những chiếc tô này đều có hiệu đề gồm hai chữ Hán Thanh ngoạn (清 玩) viết theo lối chữ triện.
Đồ Ký Kiểu thời Tây Sơn (1788 – 1802) : Những hiện vật còn xót lại còn rất ít , đa số là men rạn mang hiệu đề Trân ngoạn (珍 玩), đề những bài thơ chữ Nôm với các họa tiết trang trí giản lược và kém về chất lượng men, màu.
ĐSKK thời Nguyễn (1802 – 1945). Đây là những món đồ sứ được ký kiểu vào thời Nguyễn, chủ yếu dưới các triều vua: Gia Long (1802 – 1820), Minh Mạng (1820 – 1841), Thiệu Trị (1841 – 1847), Tự Đức (1848 – 1883) và Khải Định (1916 – 1925), bao gồm các dòng đồ sứ ngự dụng, quan dụng và dân dụng, cả đồ sứ men trắng vẽ lam lẫn đồ sứ màu.
Dòng đồ Ngự Dụng
Đồ Ngự Dụng có thể là do chính các thợ thủ công Việt Nam xưa làm hoặc do triều đình ký kiểu bên Trung Quốc .
Trong Hoàng cung của các triều đình Đại Việt xưa có sự phân biệt khá rõ: Vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa đều có đồ dùng riêng, khác với đồ dân gian và được gọi là đồ ngự dụng. Thậm chí, có quy định hình rồng bao nhiêu móng là hình ảnh của Thiên tử tức Vua, cấm người thường tự tiện vẽ rồng trên đồ dân gian, nếu vi phạm sẽ bị khép vào tội khi quân (bị chém đầu).
Những đồ này thường được khắc hình linh vật như rồng, phượng. thường phải bằng vàng bạc, châu báu. Nhân gian có câu “đẹp vàng son” khá đúng đối với đồ ngự dụng, khi phần lớn phải bằng vàng hoặc dát vàng vào ngọc, ngà voi, bạc, ngọc quý ,..
Có 0 bình luận, đánh giá về Đồ cổ Sứ Ký Kiểu và đồ Sứ Ngự Dụng
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm